Stress là gì?
- STRESS LÀ GÌ?
Stress là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối phó với thách thức, mối đe dọa trong cuộc sống dẫn đến thay đổi về cảm xúc và hành vi.
- DẤU HIỆU STRESS PHỔ BIẾN?
Các dấu hiệu stress phổ biến như:
- Đau đầu.
- Chóng mặt.
- Mệt mỏi.
- Khó ngủ.
- Khó tập trung.
- Cáu gắt hoặc tức giận.
- Hay quên.
- Suy nghĩ tiêu cực.
- Lo lắng hoặc kích động.
- Lòng bàn tay thường xuyên ra mồ hôi.
- Ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
- Nhịp tim tăng nhanh.
- CÁC LOẠI STRESS THƯỜNG GẶP?
- Stress cấp tính: Là căng thẳng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, xảy ra bất ngờ và nhanh biến mất.
- Stress cấp tính kéo dài: Các triệu chứng giống với stress cấp tính, xảy ra thường xuyên và biến mất sau vài ngày.
- Stress mạn tính: Các triệu chứng lặp lại nhiều tháng, nhiều năm và khó điều trị dứt điểm, chẳng hạn như căng thẳng của trong hôn nhân, công việc nặng nhọc; vừa trải qua đau thương và chấn thương tâm lý lúc nhỏ.
D. BIẾN CHỨNG DO STRESS KÉO DÀI?
1. Trầm cảm và lo âu
Căng thẳng thần kinh kéo dài, không được giải tỏa khiến não tổn thương và gây ra các triệu chứng nguy hiểm của trầm cảm. Người bị stress thường xuyên hay nhạy cảm, lo lắng điều vô căn cứ, tự tạo cảm giác sợ hãi mọi thứ xung quanh dẫn đến rối loạn lo âu.
2. Tư duy và trí nhớ
Khi stress nặng, não thiếu oxy làm cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải, suy giảm trí nhớ,… Nếu cơ thể chịu căng thẳng quá mức, có thể mất trí nhớ và co rút não trước 50 tuổi, cơ thể mất dần hệ miễn dịch, rơi vào trầm cảm.
3. Hệ thống thần kinh trung ương và nội tiết (CNS)
Hệ thống thần kinh trung ương (CNS) chịu trách nhiệm hành vi “chiến đấu hay bỏ chạy” của cơ thể. Trong não, vùng dưới đồi ra lệnh cho tuyến thượng thận giải phóng các hormone gây căng thẳng như adrenaline và cortisol. Các hormone này, làm tăng nhịp tim và đưa máu đến những khu vực cần trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như cơ, tim và các cơ quan khác.
Khi cảm giác sợ hãi qua đi, vùng dưới đồi sẽ ra lệnh cho tất cả các hệ thống hoạt động trở lại bình thường. Nếu hệ thần kinh trung ương không thể trở lại bình thường hoặc tác nhân gây căng thẳng không biến mất, phản ứng sẽ tiếp tục. Căng thẳng mạn tính là yếu tố gây ra các hành vi như ăn quá nhiều, lạm dụng chất kích thích và xa lánh mọi người.
4. Bệnh tim và tăng huyết áp
Hormone căng thẳng tác động xấu đến hệ thống hô hấp và tim mạch. Trong phản ứng căng thẳng, sẽ thở nhanh hơn để phân phối máu giàu oxy đến cơ thể. Nếu có vấn đề về hô hấp chẳng hạn hen suyễn, căng thẳng khiến khó thở hơn.
Các hormone gây căng thẳng khiến các mạch máu của co lại và chuyển nhiều oxy hơn đến các cơ thể nhằm cung cấp thêm năng lượng để hành động nhưng làm tim đập nhanh và tăng huyết áp.
Stress xảy ra thường xuyên hoặc mạn tính khiến tim phải làm việc quá sức trong thời gian dài, huyết áp tăng lên và có nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim.
5. Tiêu hóa
Sự tăng vọt của hormone căng thẳng, có thể làm rối loạn hệ thống tiêu hóa. Cơ thể có khả năng ợ chua hoặc trào ngược do tăng axit trong dạ dày. Ngoài ra, stress sẽ ảnh hưởng đến cách thức ăn di chuyển trong cơ thể, dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón.
Khi stress, gan sản xuất thêm đường trong máu (glucose) để tăng cường năng lượng cho cơ thể. Nếu stress mạn tính, cơ thể không theo kịp lượng glucose tăng thêm làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2.
6. Hệ cơ
Cơ bắp căng lên để bảo vệ khỏi chấn thương khi stress, giãn khi tâm lý trở lại trạng thái bình thường nhưng thường xuyên bị căng thẳng, cơ bắp căng cứng lâu ngày gây đau lưng, vai và nhức mỏi người.
7. Sinh sản
Nếu stress tiếp diễn trong thời gian dài, nồng độ testosterone ở nam giới có thể giảm xuống, làm cản trở quá trình sản xuất tinh trùng và gây rối loạn cương dương hoặc liệt dương.
Với phụ nữ, stress dẫn đến kinh nguyệt không đều, nặng hoặc đau hơn. Ngoài ra, stress mãn tính sẽ làm tăng các triệu chứng thời kỳ mãn kinh.
8. Hệ miễn dịch
Theo thời gian, hormone căng thẳng làm suy yếu hệ thống miễn dịch và giảm phản ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Người bị stress, mạn tính dễ mắc các bệnh do virus như cúm và cảm lạnh thông thường.
TÓM LẠI
- Stress là bệnh khá phổ biến hiện nay, nếu bản thân và người nhà nhận biết được các dấu hiệu thay đổi cảm xúc, tinh thần, sức khỏe, hành vi và điều trị sớm sẽ nhanh chóng khỏi. Hy vọng, qua bài chia sẻ trên bạn đọc sẽ dễ nhận biết stress là gì, bản thân có các dấu hiệu của stress và kịp thời đến bệnh viện để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp và kết hợp xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý để cân bằng được cảm xúc.
- Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi:
+ Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bắc Giang- số 166, đường Thân Khuê, xã Song Mai, TP Bắc Giang
+ Tổng đài CSKH: 0967.485.115
+ Fanpage: Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bắc Giang
User Online:39753
Total visited: 32167436